Chúng ta thường ngại ngùng khi nói về cơ thể mình, đặc biệt là những chuyện được xem là nhạy cảm như… nước tiểu. Tuy nhiên chính màu sắc và độ lỏng, đặc của nước tiểu lại có thể tiết lộ rất nhiều về những sự thiếu hụt và rối loạn mà cơ thể bạn “không nói nên lời” đấy.
Chúng ta có thể nghiên cứu hàm lượng protein, đường và vi khuẩn thông qua nước tiểu mà còn có thể phát hiện những khối u ác tính và nhiễm trùng đường tiểu nữa.
Hãy cùng tham khảo để có thể tự mình khám sơ cho mình một cách chuẩn xác nhất nhé.
Cách nhận biết nước tiểu “lành mạnh”
(Ảnh: Maya Borenstein)
Theo các chuyên gia tại Phòng khám Cleveland, màu sắc nước tiểu sau đây sẽ được coi là hoàn toàn ổn và bạn có thể yên tâm… sống tiếp.
– Vàng sậm và trong: bạn khỏe mạnh nhưng cần phải uống nhiều nước hơn.
– Vàng nhạt và trong: bạn hoàn toàn khỏe mạnh, “chuẩn không cần chỉnh”, và bạn cũng đi tiểu khá thường xuyên.
– Vàng và trong: bạn khỏe mạnh và chỉ cần uống thêm một ít nước nữa thôi.
Ngoài ra còn một số tác nhân bên ngoài khác có thể ảnh hưởng đến màu nước tiểu của bạn như: thuốc chữa bệnh, thuốc hóa trị, thuốc nhuận tràng, và phẩm màu trong một số loại thực phẩm. Bạn hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé.
1. Màu hổ phách hoặc mật ong
(Ảnh: Maya Borenstein)
Khi nước tiểu của bạn ngả màu sậm nghĩa là bạn đang bị thiếu nước. Do đó bạn nên chú ý tới lượng nước mình hấp thụ nhiều hơn và đừng để việc uống quá ít nước trở thành thói quen xấu.
Ngoài ra đi tiểu còn giúp cơ thể bài độc nên nếu bạn nhịn tiểu lâu, uống không đủ nước để đi tiểu thường xuyên thì độc tố sẽ tích tụ trong cơ thể đấy.
2. Trong
(Ảnh: Maya Borenstein)
Nghe có vẻ vô lí nhưng cũng có trường hợp bạn đã uống quá nhiều nước đấy. Khi đó nước tiểu của bạn sẽ hoàn toàn trong suốt, không màu.
Điều này dẫn đến việc thận của bạn không theo kịp tiến độ… bài nước tiểu ra khỏi cơ thể, khiến nước ứ đọng trong người bạn gây ra sự mất cân bằng giữa lượng nước và natri trong máu.
3. Màu nâu hoặc màu xi-rô
(Ảnh: Maya Borenstein)
Nếu màu nước tiểu trông từa tựa màu nước ngọt thì hoặc cơ thể bạn đang thiếu nước, hoặc đang đối mặt với các vấn đề khác.
Theo Phòng khám Mayo, nước tiểu màu nâu có thể là do ăn một số thực phẩm nhất định như đậu tằm, cây đại hoàng hay nha đam. Tuy nhiên cũng có thể do bạn uống các thuốc chống sốt rét, một số loại thuốc khác sinh, thuốc nhuận tràng…
Nếu tình trạng này kéo dài thì bạn nên đi khám vì có khả năng bạn đã bị nhiễm trùng đường tiểu, bị rối loạn chức năng gan thận.
4. Lên bọt
(Ảnh: Maya Borenstein)
Đừng thất kinh nếu bạn thấy những đốm bọt nhỏ trong nước tiểu của mình. Điều này có thể xảy ra nếu bạn… “xả nước” nhanh hơn mọi khi.
Tuy nhiên nếu lần nào bạn cũng gặp trường hợp này thì nên đi khám vì có thể chế độ ăn của bạn dư protein hay thận của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng.
5. Màu hồng hoặc ửng đỏ
(Ảnh: Maya Borenstein)
Dù đây có thể chỉ là do bạn đã ăn hơi nhiều củ cải đỏ, quả mâm xôi hay cây đại hoàng, nhưng nó cũng có thể báo hiệu khá nhiều triệu chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng đường tiểu, các bệnh về thận, khối u ác tính và cả các bệnh về tuyến tiền liệt nữa.
Ngoài ra các thuốc hóa trị, thuốc nhuận tràng và kháng sinh dùng để chữa bệnh lao cũng có thể khiến nước tiểu chuyển màu đỏ cam.
6. Màu cam
(Ảnh: Maya Borenstein)
Có thể là do bạn đang gặp vấn đề về gan hoặc ống dẫn mật. Khi đó bạn nên kiểm tra xem chất thải rắn của mình có bị nhạt màu hay không vì triệu chứng đó sẽ xác định rõ hơn các bệnh này.
Ngoài ra thiếu nước cũng khiến nước tiểu có màu cam đậm đặc.
7. Lam hoặc lục
(Ảnh: Maya Borenstein)
Nước tiểu màu lam hoặc màu lục có thể do một gen gọi là “hypercalcemia(trường hợp canxi trong máu cao bất thường)” gây ra, ảnh hưởng đến cả trẻ em và trẻ sơ sinh.
Còn nếu không thì nước tiểu lam là do phẩm màu thực phẩm hoặc phẩm nhuộm dùng trong các xét nghiệm thận và bàng quang.
Tuy nhiên nếu tình trạng này xuất hiện liên tục thì bạn hãy coi chừng mình bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng đường tiểu.
8. Vẩn đục
(Ảnh: Maya Borenstein)
Đây thường là do nhiễm trùng đường tiểu và sỏi thận gây ra. Nhưng thực phẩm cũng có thể khiến nước tiểu bị đục. Cũng có khi trong nước tiểu xuất hiện một ít những gợn máu có màu hơi đục chứ không đỏ hoàn toàn.
Ngoài ra nếu bạn bị nhiễm trùng hay viêm bàng quang, khi “xả nước” bạn còn bị đau và bạn cũng phải đi thường xuyên.
Bạn cũng nên lưu ý là phụ nữ đang mang thai cũng có nước tiểu bị đục do huyết trắng hòa lẫn vào tạo ra.
Đăng nhận xét