Cuồn sách “Vườn cổ tích Sọ Dừa” của tác giả Hồng Hà sưu tập do
Nhà xuất bản Đồng Nai xuất bản đã bị lên
án mạnh mẽ vì có nhiều nội dung không và chi tiết vô cùng nhảm nhí, không phì hợp
với lứa tuổi thiếu nhi.
Kết thúc truyện Nàng Tô Thị là truyện
“Ơn đền nghĩa trả”. Đọc qua toàn bộ truyện, ai cũng phải vô cùng bất ngờ. Cốt
truyện, ngôn từ sử dụng không phù hợp với sách cho trẻ em.
Nội dung truyện kể về một người phụ nữ sau khi
chồng mất quyết thủ tiết thờ chồng. Về già cưu mang một cô gái rồi lại nhận
vàng của người đàn ông làm mối cô gái. Một truyện không đáng đọc vì không có
một chút giá trị nội dung, nghệ thuật.
Nội
dung dung tục
Truyện mở đầu như sau, xin trích
nguyên văn để thấy rõ sự dung tục:
“Linh
Tiên, người huyện Thiên Hưng, tỉnh Triết Giang, lấy chồng từ năm 16 tuổi. Chẳng
may năm ấy trời khô hạn. Chồng đi lấy nước bị xẩy tay mà té... giếng chết,
khiến Tiên rầu rầu bảo dạ:
-Vợ
chồng hương lửa đang nồng, mà vội sớm lìa xa, ắt kiếp trước có làm chi không
phải!
Chị
chồng của Linh Tiên là Ngọc Thư, thấy em còn trẻ người thon đẹp, mà sớm tối bao
ngày chỉ đặng một mình ên, mặc cho bão rớt mưa tuôn cũng.. ì ra như dzậy, nên
nhân lễ mãn tang vừa xong ngay hôm đó mới gọi Tiên vào mà nói nọ nói kia:
-Hôm
nay em đã mãn tang chồng, thì đừng... thủ tiết làm chi nữa. Chớ hoa có thời. Em
có lứa-mà chẳng chịu bước thêm bước nữa-thì lỡ mai sau muốn phang luôn cũng
không làm sao tới được”.
Không
dành cho trẻ nhỏ
Cách suy nghĩ, đối đáp của các nhân
vật mang tính "chợ búa".
Mẩu đối thoại giữa hai người thiếu phụ
vong niên thời phong kiến được xây dựng như thế này:
“-Nàng
tên là gì? Ở đâu? Sao lại đến đây trong đêm dài tăm tối?
Linh
Tiên vội mời Tiểu Oanh vào nhà. Khêu ngọn đèn lên, thì thấy một thiên hương quá
chời là đẹp… (…)
Tiểu
Oanh liền đảo mắt một vòng, biết ngay nhà trống vắng, thiếu hẳn bóng đàn ông,
nên hớn hở hớn ha trải phơi niềm tâm sự…(…).
Thôi
thì sự tình đã ào ra như rứa, ta cũng chơi luôn.
-Ta
đã bằng ấy tuổi, mà đứng trước sắc đẹp của con, còn muốn... chết. Huống chi bọn
phàm phu tục tử. Háo sắc háo danh thì có thể bán cả... tổ tiên để mong chút
duyên may nhỏ xuống đời khô khát...
Tiểu
Oanh phì cười, nói: -Nếu mà được như dzầy, thì thiệt là quá đã!”…
Không
dành cho trẻ nhỏ
Cách suy nghĩ, đối đáp của các nhân
vật mang tính "chợ búa".
Mẩu đối thoại giữa hai người thiếu phụ
vong niên thời phong kiến được xây dựng như thế này:
“-Nàng
tên là gì? Ở đâu? Sao lại đến đây trong đêm dài tăm tối?
Linh
Tiên vội mời Tiểu Oanh vào nhà. Khêu ngọn đèn lên, thì thấy một thiên hương quá
chời là đẹp… (…)
Tiểu
Oanh liền đảo mắt một vòng, biết ngay nhà trống vắng, thiếu hẳn bóng đàn ông,
nên hớn hở hớn ha trải phơi niềm tâm sự…(…).
Thôi
thì sự tình đã ào ra như rứa, ta cũng chơi luôn.
-Ta
đã bằng ấy tuổi, mà đứng trước sắc đẹp của con, còn muốn... chết. Huống chi bọn
phàm phu tục tử. Háo sắc háo danh thì có thể bán cả... tổ tiên để mong chút
duyên may nhỏ xuống đời khô khát...
Tiểu
Oanh phì cười, nói: -Nếu mà được như dzầy, thì thiệt là quá đã!”…
Một điều khá bất ngờ. Truyện
được gọi tên là “Ơn đền nghĩa trả” hoàn toàn… không nằm trong mục lục. Lật
trang cuối sách, danh mục 23 truyện được chọn không thấy có tên truyện.
Đăng nhận xét